Bảng chữ cái tiếng Nhật hiragana là cơ sở quan trọng và thú vị trong việc học tiếng Nhật. Với hướng dẫn chi tiết từ A đến Z, bạn sẽ khám phá thế giới độc đáo của hiragana và bắt đầu hành trình học tiếng Nhật của mình.
Khi mới bắt đầu học một loại ngôn ngữ nào thì điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải tìm hiểu về hệ thống bảng chữ cái; đặc biệt là đối với tiếng Nhật. Hệ thống Bảng chữ cái tiếng Nhật rất đa dạng gồm nhiều loại chữ đan xen nhau tạo thành một nét đặc trưng riêng của ngôn ngữ Nhật Bản. Vậy Bảng chữ cái Tiếng Nhật cụ thể như thế nào? Cách sử dụng ra?
1. Tổng quan về Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật
Tiếng Nhật có ba loại chữ viết phổ biến là Hiragana, Katakana và Kanji (chữ Hán). Trong đó, Hiragana và Katakana là các chữ tượng âm, còn Kanji là chữ tượng hình, biểu thị âm đồng thời với nghĩa.
Hiragana và Katakana là các chữ tượng âm, dùng để phiên âm cách đọc của tiếng Nhật và đồng thời hai bảng chữ này là cơ sở để học chữ Kanji. KanJi hay còn có cách gọi khác là chữ Hán. Có nguồn gốc từ bên Trung Hoa du nhập vào nước Nhật. Tuy nhiên trong quá trình du nhập thì có một số thay đổi thêm hoặc bớt vài nét chữ và tạo nên Kanji của nước Nhật.
Trong bảng chữ cái tiếng Nhật thì Kanji chiếm số lượng chữ nhiều nhất đến hơn 3000 chữ Kanji. Đây là loại chữ khiến nhiều người theo học tiếng Nhật cấp tốc đau đầu vì độ khó cũng như là độ nhiều của nó.
Trong một câu tiếng Nhật có thể viết đồng thời 3 loại chữ cái Hiragana, Katakana và Kanji. Tuy nhiên có vài điểm nổi bật là Katakana thường dùng để viết tên người, địa danh. Hiragana thường dùng để biểu diễn các điểm ngữ pháp, biến đổi của động từ, tính từ. Còn Kanji dùng để thể hiện nội dung chính của câu nói.
Ngoài 3 loại chữ chính trong bảng chữ cái tiếng Nhật thì còn có thêm một loại chữ nữa là Romaji. Romaji là hệ thống chữ cái tiếng Nhật phiên âm theo la tinh. Vì ngày nay thế giới phát triển nhu cầu cần có một bảng chữ la tinh để trung chuyển tiếng Nhật.
Chính vì thế Romaji xuất hiện như một điều tất yếu. Vậy nếu tính cả Romaji thì hệ thống Bảng chữ cái tiếng Nhật gồm 4 loại chữ.
>> Cách đổi tên sáng tiếng Nhật đơn giản
2. Hiragana
Hiragana là bảng chữ cái tiếng Nhật đầu tiên mà các bạn học tiếng Nhật phải làm quen. Vì từ Hiragana làm cơ sở tiền đề để tiếp tục học các loại chữ khác.
Hiragana gồm 46 chữ, nét viết của Hiragana mềm mại uyển chuyển và thường được dân học tiếng Nhật đặt tên là bảng Chữ Mềm để phân biệt với Katakana.
Trong tiếng Nhật có 5 âm chính là a – I –u – e – o. Và từ 5 âm chính này triền khai hàng dọc tạo ra 46 âm đọc khác nhau trong tiếng Nhật
3. Katakana
Katakana là bảng chữ cái tiếp theo trong hệ thống bảng chữ cái tiếng Nhật. Khác với Hiragana, Katakana được viết với những đường nét mạnh mẽ và chắc khỏe. Một cái tên cũng được đặt ra để phân biệt nó với Hiragana chính là Chữ Cứng.
Chữ cứng cũng có 5 âm chính và 46 âm đọc như Chữ Mềm. Có thể nói Hiragana có gì thì Katakana có đó. Hai bảng chữ này như nhau về số lượng và âm đọc chỉ khác nhau cách viết.
>> Phương pháp dạy tiếng Nhật cho trẻ em hiệu quả nhất
4. Kanji
Khi nhắc đến Kanji thì nhiều bạn học tiếng Nhật cảm thấy rất e ngại vì độ khó của nó. Có nhiều bạn nhìn qua tiếng Nhật còn có sự nhầm tưởng là tiếng Trung.
Kanji đối với những bạn sơ cấp cũng như là mới bắt đầu học tiếng Nhật thì cảm thấy khó khăn và chưa quen. Nhưng đối với các bạn Trung cấp hay học tiếng Nhật N3 trở lên thì họ cảm thấy rất thích Hán Tự.
Bởi khi nhìn vào Kanji các bạn có thể đoán ra nghĩa ngay lập tức mà thậm chí chẳng cần biết từ đó đọc như thế nào. Kanji là chữ tượng hình, chính vì thế nhìn hình chữ có thể đoán được nội dung của chữ. Nếu bạn muốn khám phá ngôn ngữ này thì Kanji là thứ mà bạn không thể nào bỏ qua.
Trước đây ở Nhật số từ Kanji thông dụng khoảng 1945 chữ, nó được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Những đến nay con số đó đã tăng lên do quá trình hội nhập và phát triển.
Theo thống kê của giáo dục Nhật Bản thì hiện nay có khoảng 2136 từ Kanji thường được sử dụng. Đây quả là một điều thú vị phải không nào. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không đến ngay Ngoại Ngữ You Can để đăng kí ngay cho mình một khóa học tiếng Nhật nào!
>> Những động từ tiếng Nhật thường dùng
5. Romaji
Như đã nói thì Romaji là hệ thống chữ la tinh phiên âm theo cách đọc của tiếng Nhật. Chính vì viết bằng chữ là tinh nên đây là một lợi thế đối với người Việt Nam nói riêng và những nước có chữ la tinh là quốc ngữ nói chung.
Đây chính là phương tiện để trung chuyển tiếng Nhật qua tiếng Bản ngữ của quốc gia. Ngoài ra Romaji còn được sử dụng nhiều trên các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, máy tính. Khi người dùng nhập chữ Romaji thì nó sẽ chuyển qua tiếng Nhật.
Tìm hiểu chi tiết bảng chữ cái tiếng Nhật HIRAGANA
Khi viết chữ Hiragana, các ký tự cần được đặt trong một ô vuông và phải cân đối về kích thước trong ô vuông đó. Dưới đây là cách phát âm của một số chữ:
+あ(a) >> phát âm giống như “tha thẩn”, “la cà”
+い(i) >> phát âm giống như “đi thi”, “hòn bi”
+う(u) >> phát âm là (u) hoặc (ư)
+え(e) >> phát âm giống như “ê đê”, “bê tha”
+お(o) >> phát âm giống như “cái xô”, “ô tô”
Cách đọc bảng chữ cái Hiragana
+あ(a) – い(i) – う(u) – え(e) – お(o)
Hàng đầu tiên trong bảng chữ cái Hiragana là hàng quan trọng nhất, vì nó quyết định cách phát âm của tất cả các hàng sau đó. Các hàng sau đó đều có cách phát âm là a-i-u-e-u đi kèm với các phụ âm khác nhau. Nguyên âm a-i-u-e-o sẽ được lặp lại liên tục, vì vậy bạn cần nắm rõ cách phát âm chuẩn xác của chúng.
Chữ cái あ được phát âm giống với chữ “a” trong từ “ba má” hay “cái ca”. Để ghi nhớ chữ cái này, bạn có thể nhìn vào ký tự “A” được lồng trong nó. Chữ お trong bảng Hiragana cũng trông khá giống với chữ あ, nhưng lại không có ký tự “A” như trên, đó là cách để phân biệt chúng.
+い được phát âm giống với “I” trong từ “hòn bi” hay “xuyến chi”
Để ghi nhớ chữ cái い, bạn có thể nghĩ đến hình ảnh hai con lươn đặt cạnh nhau. Trong tiếng Anh, từ “eel” có cách phát âm gần giống với chữ い.
+う có cách phát âm giống với “u” trong “thầy u” hay “xe lu”
Trong bảng chữ cái Hiragana, chữ cái う có thể được ghi nhớ bằng cách nhìn vào một chữ “U” nằm ngang được lồng vào. Bạn có thể tưởng tượng đó là một chiếc miệng mở ra để phát âm tiếng “u” trong chữ う.
+え được phát âm là “ê”, giống như trong “con bê” hay “chê bai”
Để ghi nhớ chữ cái え trong bảng chữ cái Hiragana, bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh một con chim với lông mào trên đầu.
お có cách phát âm giống với “ô” trong “cái ô” hay “phô bày”
Chữ cái お trong bảng chữ cái Hiragana có hai ký tự “o” được lồng vào nhau. Để ghi nhớ chữ cái này, bạn có thể tưởng tượng việc gõ hai lần chữ “o” trong bộ gõ tiếng Việt để tạo thành “ô”.
+か(ka) – き(ki) – く(ku) – け(ke) – こ(ko)
Hàng tiếp theo trong bảng chữ cái Hiragana là hàng “K”. Bạn chỉ cần ghép phụ âm “k” với các nguyên âm cơ bản trong tiếng Nhật để tạo thành cách đọc ka-ki-ku-ke-ko.
+か là cách ghép giữa “k” với âm “あ”, ta đọc là “ka”
+き là sự kết hợp của “k” với âm “い”, có cách đọc là “ki”
Trong bảng chữ cái Hiragana, chữ cái き có hình ảnh tương đối giống với chiếc chìa khóa. Trong tiếng Anh, từ “key” có cách phát âm gần giống với cách phát âm của chữ き.
く là cách ghép giữa “k” với âm “う”, tạo nên “ku”
+け là sự kết hợp của “k” với âm “え”, tạo thành “ke”
Bạn có thể nhầm lẫn chữ Hiragana け (ke) với chữ Hiragana き (ki) khi cho rằng chữ け giống với cái chum.
+こ là cách ghép giữa “k” với “お”, tạo thành “ko”
+さ(sa) – し(shi) – す(su) – せ(se) – そ(so)
Hàng “S” trong bảng chữ cái Hiragana có một trường hợp ngoại lệ. Khi ghép với nguyên âm “i”, phụ âm “s” sẽ được đọc là “shi” và có cách phát âm giống như “she” trong tiếng Anh. Hàng này bao gồm các chữ cái sa-shi-su-se-so.
+さ là cách ghép giữa “s” với âm “あ”, ta đọc là “sa”
+し là sự kết hợp của “sh” với âm “い”, có cách đọc là “shi”
Trường hợp đặc biệt đầu tiên trong bảng chữ cái Hiragana là khi ghép phụ âm “s” với nguyên âm “i”, ta sẽ viết là “shi” để phân biệt với cách viết “si” trong romaji.
+す là cách ghép giữa “s” với âm “う”, tạo nên “su”
+せ là sự kết hợp của “s” với âm “え”, tạo thành “se”
+そ là cách ghép giữa “s” với “お”, tạo thành “so”
+た(ta) – ち(chi) – つ(tsu) – て(te) – と(to)
Hàng thứ tư trong bảng hiragana, hàng “T-“. Bạn sẽ dễ dàng thấy kỹ thuật ghi nhớ qua hình ảnh hiệu quả rõ rệt. Giống với hàng “S-“, hàng “T-“ cũng có các trường hợp đặc biệt ở hai chữ ち(chi) và つ (tsu).
Tóm lại, ở hàng này, ta sẽ có ta-chi-tsu-te-to.
+た là cách ghép giữa “t” với âm “あ”, ta đọc “ta”
Dễ nhận thấy, chữ “ta” viết bằng ký tự Latinh được lồng ngay trong chữ hiragana.
+ち là sự kết hợp của “ch” với âm “い”, có cách đọc là “chi”
Dù cũng thuộc hàng T nhưng chữ cái này sẽ được đọc là “chi”, chứ không phải là “ti”.
+つ là cách ghép giữa “ts” với âm “う”, tạo nên “tsu”
Đây lại là một trường hợp ngoại lệ khác, chúng ta sẽ đọc là “tsu” thay vì “tu”.
+て là sự kết hợp của “t” với âm “え”, tạo thành “te”
+と là cách ghép giữa “t” với “お”, tạo thành “to”
+な(na) – に(ni) – ぬ(nu) – ね(ne) – の(no)
+な là cách ghép giữa “n” với âm “あ”, ta đọc là “na”
+に là sự kết hợp của “n” với âm “い”, có cách đọc là “ni”
+ぬ là cách ghép giữa “n” với âm “う”, tạo nên “nu”
Như trong ảnh, chữ cái này được biểu tượng hóa bằng hình ảnh sợi mì, mà mì trong tiếng Anh là “noodles”, có cách đọc của âm đầu giống với “nu”.
Chữ ね được hình ảnh hóa bằng con mèo, và trong tiếng Nhật, con mèo là ねこ.
+の là cách ghép giữa “n” với “お”, tạo thành “no”
+は(ha) – ひ(hi) – ふ(fu) – へ(he) – ほ(ho)
+は là cách ghép giữa “h” với âm “あ”, ta đọc là “ha”
Ký tự “H” và “a” đã được lồng vào trong chữ cái.
+ひ là sự kết hợp của “h” với âm “い”, có cách đọc là “hi”
+ふ là cách ghép giữa “f/h” với âm “う”, tạo nên “fu”
+へ là sự kết hợp của “h” với âm “え”, tạo thành “he”
+ほ là cách ghép giữa “h” với “お”, tạo thành “ho”
ま(ma) – み(mi) – む(mu) – め(me) – も(mo)
+ま là cách ghép giữa “m” với âm “あ”, ta đọc là “ma”
+み là sự kết hợp của “m” với âm “い”, có cách đọc là “mi”
+む là cách ghép giữa “m” với âm “う”, tạo nên “mu”
+め là sự kết hợp của “m” với âm “え”, tạo thành “me”
Chữ め trong ảnh được biểu tượng hóa bằng hình ảnh con mắt. Và trong tiếng Nhật, con mắt cũng được đọc là め (me).
+も là cách ghép giữa “m” với “お”, tạo thành “mo”
+や(ya) – ゆ(yu) – よ(yo)
Điều đặc biệt ở hàng này là chỉ có 3 chữ cái: ya, yu, yo mà không có ye và yi. Thực tế, ye và yi đã từng tồn tại, nhưng bây giờ người Nhật sẽ dùng えvàい thay thế do chúng có cách đọc khá tương tự.
+や là cách ghép giữa “y” với âm “あ”, ta đọc là “ya”
+ゆ là cách ghép giữa “y” với âm “う”, tạo nên “yu”
+よ là cách ghép giữa “y” với “お”, tạo thành “yo”
+ら(ra) – り(ri) – る(ru) – れ(re) – ろ(ro)
+ら là cách ghép giữa “r” với âm “あ”, ta đọc là “ra”
+り là sự kết hợp của “r” với âm “い”, có cách đọc là “ri”
+る là cách ghép giữa “r” với âm “う”, tạo nên “ru”
+れ là sự kết hợp của “r” với âm “え”, tạo thành “re”
+ろ là cách ghép giữa “r” với “お”, tạo thành “ro”
+わ(wa) – を(wo) – ん(n)
Đây là nhóm cuối cùng trong bảng chữ cái, bao gồm わ, を(phát âm giống お nhưng chỉ được dùng làm trợ từ), và ん (là chữ cái duy nhất chỉ có 1 ký tự là phụ âm).
+わ là cách ghép giữa “w” với âm “あ”, tạo nên “wa”
Chữ わ nhìn khá giống với れ、ぬ、め và đặc biệt làね.
+を là sự kết hợp của “w” với âm “お”, tạo thành “wo”
Âm “w” trong chữ cái này được phát âm rất nhẹ, gần như giống với âm câm. Nên ở một mức độ nào đó, bạn có thể phát âm nó giống với お.
ん chỉ có cách đọc là âm “-n”. Đây là chữ cái tiếng Nhật duy nhất chỉ gồm một phụ âm.
Phương pháp học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana dễ nhớ
Ghi nhớ
Để học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana hiệu quả, bạn có thể áp dụng phương pháp ghi nhớ dựa trên hình ảnh. Mỗi chữ Hiragana sẽ được biểu tượng hóa bằng một hình ảnh cụ thể để giúp bạn ghi nhớ một cách dễ dàng và hiệu quả. Mặc dù có thể tốn thời gian nhưng phương pháp này đã được chứng minh là rất hiệu quả.
Không viết ra
Trong khi thời đại ngày nay, việc giao tiếp giữa con người thường được thực hiện bằng cách sử dụng bàn phím, nên việc viết tay đã không còn quan trọng như trước. Vì vậy, khi học Hiragana, bạn nên tập trung vào việc “đọc” chữ hiragana thay vì viết tay từ hai đến ba lần để tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu quả trong quá trình học.
Luyện tập
Luyện tập là bước quan trọng để học thành thạo Hiragana. Trong quá trình luyện tập, bạn nên cố gắng gợi nhớ lại những gì đã học, ngay cả khi bạn cảm thấy mình không thể đưa ra câu trả lời. Khi bạn nỗ lực và cố gắng để nhớ, ký ức não bộ sẽ được kích thích mạnh hơn và giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. Vì vậy, hãy kiên trì tập luyện để đạt được sự thành thạo trong việc sử dụng bảng chữ cái Hiragana của tiếng Nhật.
Hiragana là một bước đầu quan trọng trên con đường học tiếng Nhật. Bằng cách nắm vững bảng chữ cái hiragana, bạn sẽ có khả năng đọc và viết tiếng Nhật cơ bản, là cơ sở cho việc tiếp tục học tiếng Nhật. Đừng ngần ngại, hãy bắt đầu học hiragana và khám phá thế giới phong cách và đa dạng của tiếng Nhật.
Aanime.biz là trang web duy nhất tại Việt Nam cho phép bạn học tiếng Nhật qua phim và anime một cách thú vị và thư giãn. Với sứ mệnh giúp người học vừa học vừa giải trí, Aanime.biz đã tạo ra các tính năng đặc biệt như bật/tắt phụ đề song ngữ, bật/tắt furigana, tùy chỉnh phụ đề, tra từ vựng trực tiếp qua phim, và hiển thị bảng phụ đề lời thoại nhân vật.
Dịch vụ đi kèm bao gồm tham gia hội nhóm chăm sóc và hỗ trợ đặc biệt, đặt hàng bộ phim Nhật, anime theo ý muốn, sử dụng app miễn phí (sắp ra mắt), ưu đãi giảm 68% phí nâng cấp tài khoản, bảo hành tài khoản 1 năm, và tặng 10 cuốn ebook miễn phí (trị giá 1999k).
Lưu ý khi học tiếng Nhật cơ bản
Học tiếng Nhật có thể là một thách thức đối với nhiều người, nhưng việc nắm vững tiếng Nhật cơ bản là bước đầu quan trọng trên con đường đến việc nắm bắt ngôn ngữ này. Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi học tiếng Nhật là hiểu bảng chữ cái tiếng Nhật.
Tiếng Nhật sử dụng hai loại chữ cái chính: hiragana và katakana. Hiragana thường được sử dụng cho các từ tiếng Nhật cơ bản và từ vựng tiếng Nhật thông thường. Nó bao gồm 46 ký tự cơ bản và có cách phát âm dễ dàng hơn nhiều so với katakana.
Katakana, mặt khác, thường được sử dụng cho các từ tiếng Nhật gốc ngoại, tên riêng và từ tiếng nước ngoài. Việc nắm bắt katakana cũng là một phần quan trọng trong quá trình học tiếng Nhật, đặc biệt nếu bạn muốn hiểu và sử dụng các từ vựng tiếng Nhật đa dạng.
Khi bạn bắt đầu học tiếng Nhật cơ bản, việc nắm vững từ vựng tiếng Nhật là quan trọng nhất. Bạn cần học và luyện tập hàng ngày để xây dựng vốn từ vựng của mình. Cách tốt nhất để làm điều này là thông qua việc sử dụng từ điển tiếng Nhật và tập trung vào các từ và cụm từ mà bạn thấy cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Học tiếng Nhật cơ bản không chỉ bao gồm việc học từ vựng tiếng Nhật mà còn bao hàm việc nắm vững ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản. Bạn cần hiểu cấu trúc câu, các loại động từ, danh từ và tính từ cơ bản để có thể tạo ra các câu đơn giản và hiểu các văn bản tiếng Nhật cơ bản.
Việc học tiếng Nhật có thể là một hành trình khá dài và đầy thách thức, nhưng với kiên nhẫn và sự đầu tư, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình. Hãy nhớ luôn thường xuyên ôn tập và luyện tập, cũng như sử dụng các tài liệu học tiếng Nhật và nguồn tài nguyên học tập trực tuyến để hỗ trợ quá trình học tiếng Nhật của bạn.
Những bộ phim anime sub hay nhất: 5. Những bộ phim anime mới nhất 2023 6. Trang web học tiếng Nhật qua phim hàng đầu |